Truy xuất nguồn gốc hàng hóa góp phần tạo thuận lợi thương mại

Hội thảo đã thu hút được sự tham gia của hơn 400 đại biểu đại diện các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ... các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản, thực phẩm cùng các đơn vị liên quan.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, hiện nay truy xuất nguồn gốc có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nói riêng và đời sống xã hội toàn dân nói chung. Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc là một hoạt động còn khá mới, doanh nghiệp và người tiêu dùng hiện nay cũng chưa hiểu hết ý nghĩa của truy xuất nguồn gốc, chưa hiểu đúng bản chất của truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự nghiên cứu, xây dựng triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm ngành nghề cụ thể.

Vì vậy, Thứ trưởng nhấn mạnh, Hội thảo này hết sức thiết thực và có ý nghĩa đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức để tận dụng tốt các cơ hội thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Đồng thời còn giúp cho cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc hàng hóa để có hình thức quản lý phù hợp.

Thứ trưởng nhấn mạnh, càng ngày yêu cầu mới của thị trường càng đưa ra những điều kiện rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hoá như EU, Úc, Niu Di-lân, Trung Quốc trong cả sản xuất và thương mại. Điều này đã đưa yêu cầu truy xuất hàng hóa lên một tầm cao mới. Đối với Việt Nam, truy xuất nguồn gốc hàng hóa đã góp phần thay đổi toàn diện tư duy quản lý liên quan đến sản xuất công nghiệp và thương mại. Đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó, chúng ta không những đẩy mạnh được giá trị các mặt hàng xuất khẩu mà còn phục vụ hữu ích cho công tác quản lý của các Bộ, ngành.

Thứ trưởng khẳng định, một khi vấn đề truy xuất nguồn gốc hàng hoá được xây dựng thành nếp quản lý tốt thì sẽ giải quyết được vấn nạn hàng giả, hàng nhái và cũng sẽ tạo cơ hội lớn cho việc ứng dụng các công nghệ số, công nghệ blockchain cũng như hình thành hàng loạt các công nghệ ứng dụng khác.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An mong muốn qua Hội thảo này, mọi người có thể thay đổi được tư duy và nhận thức về tầm quan trọng của truy xuất nguồn gốc hàng hoá không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ hải sản mà kể cả trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Quan trọng hơn, các Bộ, ngành sẽ có những định hướng đúng đắn trong quản lý nhà nước. Các doanh nghiệp, nhà tiêu dùng cũng có chiến lược trong việc thay đổi toàn bộ quy trình quản lý nội bộ và tư duy quản lý ở cấp địa phương cũng như cấp quốc gia.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã tập trung trao đổi về những yêu cầu và sự cần thiết của truy xuất nguồn gốc đối với hàng hoá nội địa và xuất khẩu; Thực tế ứng dụng truy xuất nguồn gốc tại các doanh nghiệp; Liên kết hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu...

Hội thảo góp phần thắt chặt mối liên kết, tương tác đa chiều giữa 4 đơn vị: “Nhà quản lý, doanh nghiệp, người sản xuất, người tiêu thụ”. Qua đó tìm ra hướng hỗ trợ và định hướng các doanh nghiệp có đóng góp hiệu quả vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là đối với những sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.

Tin tức khác

Giải pháp kiểm soát hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử

Giải pháp kiểm soát hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.
Chi tiết
Long An: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 5 năm 2022 tăng 9,42% so với cùng kỳ

Long An: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 5 năm 2022 tăng 9,42% so với cùng kỳ

Theo số liệu thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 5 năm 2022 ước đạt 9.505,79 tỷ đồng, tăng 2,24% so với tháng trước, tăng 9,42% so với cùng kỳ.
Chi tiết
Doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả sang Quảng Tây, Trung Quốc cần lưu ý

Doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả sang Quảng Tây, Trung Quốc cần lưu ý

Gần đây, qua phản ánh của các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu hoa quả từ Việt Nam, Vụ Thị trường châu Á- châu Phi, Bộ Công Thương nhận được thông tin về yêu cầu truy xuất nguồn gốc của cơ quan quản lý Quảng Tây đối với hoa quả xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu nhập khẩu hoa quả thuộc địa bàn Quảng Tây, Trung Quốc như sau
Chi tiết